Cưới

Ngỡ ngàng các loại bánh cho thực đơn tiệc cưới


Không chỉ làm cho tiệc cưới thêm độc đáo và ấn tượng, những loại bánh “phu thê” còn là món tráng miệng tuyệt vời trong góp mặt trong menu tiệc cưới của giới trẻ hiện nay.

Không sử dụng bánh kem cầu kỳ, nhiều bạn trẻ có xu hướng trở về với các loại bánh ngọt truyền thống của người Việt xưa như bánh phu thê, bánh cốm, bánh pía,… Không chỉ mang giá trị truyền thống, những loại bánh này còn là món tráng miệng tuyệt vời góp mặt trong Menu tiệc cưới của các cặp đôi.

1. Bánh phu thê

Bánh phu thê, còn được gọi là bánh xu xê hay su sê, là món bánh không thể thiếu trong lễ hỏi cưới. Bánh gồm hai phần tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng. Phần nhân bên trong béo ngậy đậu xanh và thơm nức mùi dừa tượng trưng cho vợ. Phần vỏ bên ngoài trong suốt sần sật dừa nạo hay đu đủ ôm trọn lấy nhân chính là chồng. Theo truyền thống, mâm quả cưới hỏi cần chuẩn bị 105 chiếc bánh với ý nghĩa mong cho đôi uyên ương luôn gắn bó ngọt ngào “trăm năm hạnh phúc” như chiếc bánh ngọt thơm vậy.

Bánh phu thê cho đám cưới

2. Bánh cốm

Bánh cốm ở phố Hàng Than, Hà Nội nức tiếng là món bánh cốm chính hiệu ngọt ngào tinh khiết đậm mùi lúa mới. Nếu bánh cốm ngày xưa là đặc sản không thể thiếu trong những dịp trang trọng của người Hà Nội thì nay bánh cốm đã trở nên quen thuộc trong bàn tiệc ngày cưới ở khắp mọi vùng miền. Bánh cốm mềm dẻo, vị ngọt quyện với hương thơm của cốm, của đậu xanh tượng trưng cho sự vẹn toàn, no đủ của cô dâu chú rể trong dịp trọng đại của đời người.

3. Bánh hồng

Giống như bánh cốm, bánh phu thê ở miền Bắc, bánh hồng thường xuất hiện trong dịp đám cưới, đám hỏi ở miền quê miền Trung, góp chung vào niềm vui nên duyên chồng vợ. Có ý kiến cho rằng bánh hồng cũng như lời báo hỉ nên dù bánh vốn màu trắng đục cũng được gọi là bánh hồng tựa như gọi thiệp cưới là thiệp hồng. Bánh mềm dẻo mang mùi thơm đặc trưng của gạo nếp, nhân dừa tươi giòn giòn, béo bùi ngọt ngào như niềm hạnh phúc lứa đôi vậy.

4. Bánh pía

Bánh pía là thứ bánh đặc sản rất được ưa chuộng ở miền Tây thường được dùng trong mâm quả ngày cưới, đôi khi thay thế cả bánh phu thê. Bánh pía có nhiều hương vị khác nhau, vị ngọt nhẹ của đậu xanh, vị bùi của sầu riêng và đậm đà của trứng. Lớp vỏ bánh mềm dẻo, mỏng manh ôm lấy nhân bánh thơm ngọt bên trong. Mâm bánh pía được in chữ song hỷ đỏ tượng trưng cho may mắn, thuận vợ thuận chồng, làm ăn phát tài, cuộc sống ấm no.

5. Xôi vị

Xôi vị là món ăn ngon không chỉ là món quà vặt nổi tiếng miền sông nước Cửu Long mà còn thường được dùng trong những dịp trang trọng. Tuy là xôi nhưng xôi vị vẫn hay được đãi như một món bánh dùng trong lễ cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng,… với nhiều hình thức được trình bày đẹp mắt. Tùy theo sự khéo léo của người thợ mà xôi vị sẽ được nhuộm xanh mướt của lá dứa hay màu tím lá cẩm quyến rũ hoặc kết hợp hài hòa xanh xanh tím tím cùng lớp nhân vàng ngọt ngào làm từ đậu xanh.

Kết,

Không cần cầu kỳ, chi phí không cao nhưng lại mang nhiều ý nghĩa, nhất là mang giá trị truyền thống hôn nhân của người Việt, những loại bánh này thật sự là ứng cử viên tuyệt vời thay thế cho vị trí bánh cưới và nó cũng sẽ là một món tráng miệng được rất được yêu thích trong thực đơn tiệc cưới của bạn.

>>> Tham khảo: Các món chính cho thực đơn tiệc cưới thêm ấn tượng

>>> Xem thêm: Đa dạng món ăn từ thịt gà không thể thiếu trong thực đơn tiệc cưới

Cưới
Bí quyết chọn váy cưới phù hợp với dáng người từ nhà hàng Riverside Palace
Cưới
Tiêu chí tìm kiếm địa điểm tổ chức tiệc cưới lý tưởng
Cưới
6 bí quyết chi tiêu hợp lý cho ngày cưới