Nhà Hàng - Tiệc Cưới

Làm thế nào để tránh lâm vào cảnh nợ nần trong đám cưới của bạn


Lên kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo bao gồm rất nhiều công đoạn và chắc chắn rằng chi phí cho mỗi tiệc cưới là một con số không hề nhỏ. Có rất nhiều yếu tố tạo nên một đám cưới hoàn chỉnh bao gồm trang phục, địa điểm, đồ ăn, thức uống, giải trí có thể tăng đáng kể chi phí đặt tiệc cưới, do vậy bạn cần thiết lập cẩn thận các kế hoạch của mình. Các cặp đôi nên chú ý đến điều này để tránh tuyệt đối nợ nần trước đám cưới.  

Rất nhiều cặp đôi đã tổ chức một đám cưới tuyệt vời, đáng nhớ với ngân sách eo hẹp. Đó là lý do không nhất thiết phải tiêu tiền quá nhiều cho đám cưới. Để tránh sai lầm trong chi tiêu, bạn cần nhớ những điều sau.

Đám cưới nên tạo ra những kỷ niệm lâu dài chứ không phải là nợ nần

Đám cưới nên để lại những kỉ niệm đẹp chứ không nên là nợ nần sau đó

Đám cưới nên để lại những kỉ niệm đẹp chứ không nên là nợ nần sau đó

Đám cưới là buổi lễ để kỷ niệm tình yêu và sự cam kết giữa hai người. Với sự hiện diện tình yêu của đôi bạn trẻ và lời chúc phúc của bạn bè người thân chung quanh thì như vậy là đã quá đủ, quá viên mãn, không nhất thiết phải tiêu pha quá nhiều cho những thứ không liên quan. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh này, nhiều cặp đôi khi đặt tiệc cưới họ đã cắt giảm đi nhiều thứ như giảm quy mô khách, hạn chế dàn nhạc biểu diễn, tiết mục múa,… nhưng sau đó họ vẫn cảm thấy rất hạnh phúc. Các cặp đôi nhận ra rằng  đám cưới là để chia sẻ sự gắn kết và là ngày kỷ niệm tương lai của vợ chồng họ chứ không phải về việc phải tiêu nhiều tiền để tạo ra cái gọi là “dấu ấn” trong đám cưới mà có thể gây ra nợ nần chồng chất lên cuộc sống và ngăn cản vợ chồng đạt được các mục tiêu khác.

>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn đặt tiệc cưới hỏi tại Riverside Palace.

Niềm vui của cặp đôi là điều quan trọng hơn cả

Niềm vui của cặp đôi là điều quan trọng hơn cả

Thảo luận trước về các ước muốn của đôi bên và dự trù chi phí

Chi phí tổ chức đám cưới là khoản không hề nhỏ

Chi phí tổ chức đám cưới là khoản không hề nhỏ

Hãy xác định xem bạn phải chi bao nhiêu cho đám cưới và số tiền đó đến từ đâu. Khoản tiền này sẽ bao gồm các tài khoản tiết kiệm cá nhân của bạn và người bạn đời của bạn, bất kỳ khoản tiền nào bạn có thể dành ra từ thu nhập thông thường của mình trong những tháng trước khi đám cưới của bạn và bất kỳ khoản tiền bổ sung nào đến từ cha mẹ hoặc những người thân yêu của bạn.

Hai vợ chồng nên trao đổi với nhau về các khoản chi phí

Hai vợ chồng nên trao đổi với nhau về các khoản chi phí

Tạo ngân sách đám cưới chỉ là bước đầu tiên. Việc thảo luận các chi tiết liên quan đến chi phí cũng rất quan trọng. Ví dụ: giả sử người bạn đời của bạn muốn có trang trí thật nhiều hoa thật xung quanh phòng tiệc thì các bạn cần tính toán chi phí cho việc thực hiện hoá điều đó sẽ là bao nhiêu. Nếu việc đó chiếm một phần lớn ngân sách đám cưới của bạn, thì hai bạn cần phải có sự bàn bạc chi tiết lại.

Đặt thời hạn để tiết kiệm tiền

Việc tiết kiệm bao lâu cho đám cưới của một cặp đôi phụ thuộc vào mục tiêu và ngân sách đám cưới của họ. Tuy nhiên, chắc hẳn rằng sẽ không một ai muốn chờ đợi quá lâu và dành quá nhiều năm để tiết kiệm tất cả thu nhập của mình cho một buổi lễ. Lời khuyên là bạn nên đặt một thời hạn thực tế cho nó và sau đó bắt đầu lập kế hoạch!

Tạo ra ranh giới lành mạnh

Bạn nên lên kế hoạch rõ ràng cho các khoản chi tiêu

Bạn nên lên kế hoạch rõ ràng cho các khoản chi tiêu

Lên kế hoạch cho một đám cưới bao gồm việc mua sắm cả những thứ lớn và nhỏ. Tất nhiên, người bạn đời của bạn và bất kỳ ai khác đóng góp cho đám cưới nên biết về các khoản chi phí lớn, nhưng câu hỏi đặt ra là họ có thực sự cần phải nắm rõ mọi giao dịch nhỏ như mua bánh kem hay mua hoa hay không?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên thiết lập một số tiền tiêu chuẩn mà nếu bạn chi tiêu dưới số tiền đó, bạn không cần phải thảo luận với nhóm hỗ trợ tiền bạc trong đám cưới của mình, nhưng nếu vượt quá mức đó, bạn hãy nên xin ý kiến của những người liên quan. Ví dụ: có thể đối với bất kỳ thứ gì dưới 5 triệu đồng, bạn không nhất thiết phải hỏi chồng bạn, nhưng nếu nó vượt quá mức đó, bạn nên tham khảo ý kiến anh ấy.

Thường xuyên thảo luận thẳng thắn về tiền bạc

Thời điểm tốt nhất để thảo luận về các mục tiêu tiền bạc là không giới hạn. Bạn và đối tác của bạn nên cởi mở và sẵn sàng trò chuyện thẳng thắn về tiền bạc, cách các bạn quản lý tiền bạc với tư cách là một cặp vợ chồng và cá nhân, và cách bạn có thể hỗ trợ nhau trong các mục tiêu về tiền bạc. Đám cưới trong mơ của bạn chỉ là một trong số rất nhiều cái sẽ sử dụng tiền bạc, vì vậy hãy xem đây là cơ hội để thử nghiệm một số chiến lược và thực hành nó để giúp bạn phát triển các kỹ năng của mình để từ đó giúp bạn tận hưởng sự tự do tài chính hơn trong tương lai. 

Kết luận

Các cặp đôi thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc chi tiêu, đặt tiệc cưới trong lần đầu. Đôi khi có những quyết định sẽ khiến cho chi phí tổ chức tăng cao và có thể gây ra nợ nần cho họ. Tìm hiểu kỹ ban đầu các khoản chi tiêu như chi tiêu cho thực đơn đám cưới, chi tiêu cho trang trí,… để từ đó tính toán và trao đổi cởi mở với nhau để đạt được nhận thức chung trong chi tiêu sẽ phần nào giúp các cặp đôi tránh được cảnh nợ nần trước tiệc cưới. 

 

Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Top 5 không gian nhà hàng tiệc cưới HCM sang trọng bậc nhất
Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Trang trí tiệc cưới theo tông màu: Ý tưởng sáng tạo và phong cách độc đáo khi đặt tiệc cưới
Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Tạo nên một đám cưới đẹp tại nhà hàng tiệc cưới TPHCM với concept trang trí cùng hoa