Phong tục truyền thống của người Việt vô cùng đa dạng chính vì vậy ngày hỷ sự cũng không thể nào qua loa nửa vời. Hãy cùng xem bài viết sau để cùng chiêm nghiệm những điểm đặc biệt trong đám cưới truyền thống của Việt Nam tại nhà hàng tiệc cưới HCM nhé.
Đây là lễ nhằm chính thức hóa mối quan hệ của hai họ, lễ dạm hỏi ngày xưa sẽ có bà mai, người đứng ra đánh tiếng cho đôi trai gái, xin phép cho đôi trai gái được tự do tìm hiểu, qua lại để mối quan hệ thêm khắn khít.
Ngày nay, lê dạm ngõ không còn theo lối xưa, mà chỉ đơn giản là buổi gặp nhau của gia đình hai bên. Vì ngày nay các cặp đôi đã có sự tìm hiểu nhau trước nên thường sẽ không có người mai mối mà cha mẹ hai bên sẽ tự đứng ra giàn xếp.
Về bản chất, đây là dịp để 2 nhà tìm hiểu về gia cảnh, gia phong. Trước khi chạm ngõ, nhà trai cũng sẽ chọn ngày tốt để cầu mong mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió”, mọi chuyện được suôn sẻ, trọn vẹn. Lễ vật trong ngày dạm ngõ rất đơn giản chỉ là trầu cau, một số nơi có rượu, trà, bánh mứt theo số chẵn. Hai nhà sẽ bàn chuyện xem ngày lành tháng tốt để làm đám hỏi và đám cưới.
Sau chạm ngõ, người con gái xem như là đã có nơi có chốn, gia đình 2 bên sẽ bắt đầu chuẩn bị các thứ cho cưới hỏi.
Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi, lễ này được xem như một thông báo chính thức về sự kết giao của hai họ. Cô gái sẽ được hỏi sẽ chính thức nhận mẹ chồng và trở thành cô dâu tương lai của chàng trai đi hỏi.
Lễ hỏi ngày nay dần dần càng đơn giản hoặc người ta có thể gom chung với đám cưới thành một đám thật lớn tại các nhà hàng tiệc cưới HCM.
Lễ vật của đám hỏi được gọi là tráp ăn hỏi, số lượng tráp sẽ là số lẻ 5, 7, 9 hoặc 11 tráp còn số đồ lễ thì sẽ là số chẵn. Đồ lễ thường có trầu cau, bánh mứt, trà, rượu và có thêm xôi, lợn quay. Ý nghĩa của đồ lễ là thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với cha mẹ nhà gái vì đã nuôi nấng, dưỡng dục cô con dâu đến ngày lấy chồng vì nhà trai sẽ được thêm người còn nhà gái thì ngược lại.
Mặt khác, lễ vật cưới còn thể hiện sự yêu thương của nhà trai đối với cô dâu tương lai vì đôi khi lễ vật sẽ bao gồm tiền vàng để đỡ đần phần nào chi phí cho dịch vụ tổ chức tiệc cưới.
Đồ lễ hỏi sẽ được lấy một ít mang lên bàn thờ tổ tiên, ngoài ra nhà gái thường sẽ gửi lại nhà trai một ít gọi là “vằn mâm” hoặc “lại quả” còn phần còn lại sẽ để dành đãi tiệc.
Tại lễ hỏi, hai bên họ hàng sẽ bàn tính đến chuyện tổ chức cưới, xem ngày đẹp cho ngày vui và nếu nhà gái có yêu cầu gì sẽ thông báo ngay tại bàn. Sau đó cô dâu chú rể sẽ ra mắt hai bên, rót trà rượu mời quan khách.
Lễ cưới là đỉnh điểm của quy trình tiến đến hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỉ, đặt tiệc cưới tại nhà hàng để bà con hai họ đến dự nên có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó cả xưa và nay mọi người đều rất xem trọng lễ cưới. Lễ cưới chỉ được tổ chức khi đã được chính quyền cấp giấy phép kết hôn. Lễ cưới bao gồm các nghi thức sau:
Sau khi được sự đồng ý bên nhà gái, chú rể sẽ được phép dắt cô dâu về. Thông thường bên chú rể sẽ chuẩn bị 3 xe, 1 xe hoa, 1 xe cho nhà trai qua đón dâu và 1 xe cho nhà gái đi đưa dâu. Sau khi về đến nhà trai, cô dâu và chú rể cũng làm lễ gia tiên tại nhà trai để ra mắt ông bà. Sau đó cô dâu sẽ thay váy cưới và ra mắt họ hàng, hàng xóm ở từng bàn tiệc.
Tuy ngày nay lễ cưới thường tổ chức tại nhà hàng, địa điểm tổ chức sự kiện – tiệc cưới nhưng các gia đình vẫn thường giữ nguyên cách thức tổ chức lễ, chỉ đôi khi thêm bớt một số chi tiết cho phù hợp với cuộc sống thời nay.
Các nhà hàng tiệc cưới đẹp ở quận Tân Bình sở hữu không gian ấn…
Việc lựa chọn mẫu thực đơn nhà hàng tiệc cưới theo chủ đề giúp tạo…
Việc ăn thử bàn tiệc trước khi quyết định đặt tiệc tại một địa điểm…
Gói trang trí tiệc cưới phong cách minimalism, hay còn gọi là tối giản, đang…
Lựa chọn gói trang trí tiệc cưới là một trong những bước quan trọng giúp…
Việc lựa chọn gói trang trí tiệc cưới phù hợp không chỉ tạo nên không…