Người dân miền Tây từ lâu đã được biết đến với sự phóng khoáng và gần gũi, điều này được thấy rõ cả trong mâm cỗ đám cưới của họ. Không cầu kỳ, chi tiết như miền Bắc, thực đơn tiệc cưới miền Tây có khoảng 5 món được chế biến với những phương pháp đặc trưng, mộc mạc. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những gợi ý về các món ăn thường thấy trong thực đơn đám cưới của người miền Tây.
Lễ cưới miền Tây thường có 5 nghi lễ đặc trưng
Đây là nghi thức đầu tiên trong phong tục cưới hỏi miền Tây. Đây là lần gặp mặt đầu tiên của gia đình hai bên ở nhà gái để bàn bạc chính thức về mối hôn sự. Có thể là định ngày, giờ cưới cho con cái.
Sau khi gặp tại nhà gái, nhà trai sẽ mời nhà gái sang chơi với mục đích giới thiệu cho nhà gái gia đình của nhà trai, giúp họ yên tâm hơn khi gả con gái của mình.
Đây là một nghi lễ không thể nào thiếu đối với văn hóa cưới hỏi miền Tây. Còn được biết đến là lễ đính hôn, nghi lễ này bao gồm các bước: Ông thông lễ khai trình lễ y kỳ; trình lễ khai hòa để kiến gia tiên; Trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu; Lễ bái gia tiên; Lễ đỡ mâm trầu; trình lễ kiếu.
Đây là ngày lễ kỷ niệm cặp đôi chính thức gắn kết với nhau. Cô dâu miền Tây sẽ phải lạy xuất giá trước khi về nhà chồng.
Theo truyền thống thì nhà trai sẽ đến nhà gái với mâm lễ vật như: trầu cau, đôi đèn, rượu và các lễ vật khác.
Thực đơn đám cưới miền Tây sẽ bắt đầu với món khai vị đặc trưng như là súp hoặc cháo. Nếu gia đình có điều kiện thì sẽ chiêu đãi khách bằng những món ăn xa xỉ hơn như súp tổ yến, nếu không thì là những món khai vị thường thấy như súp hải sản, cháo nấm. Bên canh đó, bạn có thể lựa chọn những món khai vị phổ biến có thể nhắc đến là: chả giò tôm mực, ốc bươu nhồi thịt, thịt bò cuộn nấm,..
Món khai vị phổ biến có thể nhắc đến là: chả giò tôm mực, ốc bươu nhồi thịt, thịt bò cuộn nấm
Không thể nào thiếu món gỏi trộn trong mâm cỗ tiệc của người dân miền Tây. Gỏi có thể được xem là đặc sản của nơi đây do hương vị đặc biệt đến từ những nguyên liệu tươi ngon sẵn có, hơn nữa cách chế biến của món ăn này cũng có sự khác biệt nhất định. Các món gỏi ngon phổ biến là: gỏi ngó sen, gỏi xoài, gỏi xoài khô cá sặc,..
Gỏi có thể được xem là đặc sản của nơi đây
Những món chính thường xuất hiện trong bàn tiệc miền Tây là gà quay, heo sữa, cá lóc,..được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau như hấp, chiên xù hay nấu lẩu ăn kèm với rau. Với cách chế biến dân dã nhưng tạo ra hiệu quả đáng ngạc nhiên, những món ăn này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với người dùng. Đặc biệt lẩu miền Tây rất thơm ngon và khác biệt so với các vùng miền khác. Những món lẩu đặc sản miền Tây nổi tiếng là: lẩu chua cá linh bông điên điển, lẩu vịt nấu chao,.. Bên cạnh đó, để tăng độ phong phú cho thực đơn, bạn có thể bổ sung những món như cơm hoặc xôi để ăn kèm.
Đặc biệt lẩu miền Tây rất thơm ngon và khác biệt so với các vùng miền khác
Để kết thúc bữa ăn thịnh soạn, món tráng miệng ngọt được phục vụ vào cuối tiệc. Với tinh thần chân chất và dân dã của người miền Tây, họ thường dùng những món tráng miệng đơn giản như trái cây hoặc bánh ngọt nhà làm. Hiện nay, để biến tấu thì một số nhà hàng sẽ phục vụ bánh ngọt, kem tươi làm tráng miệng.
Để kết thúc bữa ăn thịnh soạn, món tráng miệng ngọt được phục vụ vào cuối tiệc
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm phần nào về thực đơn tiệc cưới miền Tây, biết thêm về phong tục cưới hỏi độc đáo và hương vị món ăn mộc mạc khác biệt của người dân nơi đây.
Các nhà hàng tiệc cưới đẹp ở quận Tân Bình sở hữu không gian ấn…
Việc lựa chọn mẫu thực đơn nhà hàng tiệc cưới theo chủ đề giúp tạo…
Việc ăn thử bàn tiệc trước khi quyết định đặt tiệc tại một địa điểm…
Gói trang trí tiệc cưới phong cách minimalism, hay còn gọi là tối giản, đang…
Lựa chọn gói trang trí tiệc cưới là một trong những bước quan trọng giúp…
Việc lựa chọn gói trang trí tiệc cưới phù hợp không chỉ tạo nên không…