Nhà Hàng - Tiệc Cưới

Những nghi lễ truyền thống phải có trong một đám cưới Việt


Đối với nền văn hóa Á Đông lễ cưới được xem như là một ngày lễ đại sự có ý nghĩa vô cùng lớn. Với sự du nhập của nền văn hóa phương Tây, đám cưới Việt dần trở nên tinh giảm hơn rất nhiều về các thủ tục không cần thiết. Tuy nhiên, những nghi lễ truyền thống đặc trưng thể hiện sự đậm đà văn hóa cưới truyền thống của người Việt. Vì vậy,tuy rằng đã bỏ qua một số phong tục rườm rà, đám cưới hiện đại vẫn duy trì trình tự nghi lễ truyền thống cưới nhất định của người Việt. Nhà hàng tiệc cưới Riverside xin cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nghi lễ trong lễ cưới của người Việt.

Lễ Dạm Ngõ

Buổi lễ gặp mặt đầu tiên của đàng trai - đàng gái

Buổi lễ gặp mặt đầu tiên của đàng trai – đàng gái

Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong đám cưới truyền thống Việt Nam. Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên nhằm đánh dấu mối quan hệ của cô dâu và chú rể dưới sự chứng kiến của 2 bên họ

Lễ dạm ngõ hay còn có tên gọi khác là lễ giáp lời. Lễ dạm ngõ sẽ là buổi lễ gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người lớn trong gia đình của cả cô dâu và chú rể. Trong buổi lễ, hai bên sẽ được gặp nhau, xin phép cho 2 bên qua lại cũng như xin cưới, bàn bạc và thống nhất thời gian, địa điểm để tiến hành tổ chức lễ cưới.

Lễ Ăn Hỏi

Lễ ăn hỏi là nghi thức thứ 2 trong toàn bộ nghi lễ và không kém phần quan trọng của một đám cưới. Buổi lễ này được tổ chức  để hai bên gia đình chính thức thông báo với dòng họ cả 2 bên cũng như hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thiết. Thường sẽ có một buổi tiệc đãi nhỏ để 2 bên cùng ăn uống chung vui.

Sau nghi lễ cưới này chính thức đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong hôn nhân. Cô gái đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai

Các lễ vật sẽ tùy theo điều kiện tài chính của bên nhà trai nhưng sẽ vẫn đảm bảo các phần của mâm bao gồm: cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, trái cây, heo quay… đó là những lễ vật để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của đáng sinh thành nhà gái

Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể là số chẵn hoặc số lẻ tùy theo tập quán vùng miền, nhưng đa số vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa đôi cặp vuông tròn

Mâm trầu, ly rượu mừng thắm đậm truyền thống

Mâm trầu, ly rượu mừng thắm đậm truyền thống

Lễ xin dâu

Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể và cùng một người thân nhà trai sẽ đến nhà gái đem cơi trầu, rượu để báo giờ đoàn đón dâu bên đàn trai sẽ đến, nhà gái chuẩn bị đón tiếp.

Lễ rước dâu về nhà trai.

Khi lễ rước dâu diễn ra, vị trí đoàn thường đầu là đại diện chủ hôn nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và những người bạn bè thân thiết. 

Sau khi đã đến nhà bên gái, 2 bên giới thiệu nhau, đại diện nhà trai có vài lời phát biểu với nhà gái và sau đó xin chính thức được rước cô dâu về.

Khi được đàng gái cho phép, chú rể sẽ vào phòng trao bó hoa cầm tay cho cô dâu, cùng cô dâu đến bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng.

Sau khi đã thực hiện xong đầy đủ các nghi lễ tại nhà gái, cô dâu chính thức lên xe hoa về nhà chồng. 

Nhà hàng tiệc cưới luôn là sự lựa chọn của nhiều cặp đôi trẻ

Nhà hàng tiệc cưới luôn là sự lựa chọn của nhiều cặp đôi trẻ

Lễ tơ hồng

Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể làm là đến bàn thờ để thắp nén hương ông bà tổ tiên rồi cô dâu mới thực hiện lễ nghi rót trà, mời rượu họ hàng gia đình nhà chồng. 

Sau khi nghi lễ kết thúc, nhà trai cùng cô dâu chú rể sẽ mời những người tham dự dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc tùy theo mỗi gia đình có thể tổ chức ở các trung tâm nhà hàng tiệc cưới. 

Lễ lại mặt 

Sau lễ cưới từ 1 đến 4 ngày, chú rể và cô dâu về lại nhà gái để thăm hỏi, tặng quà. Nghi thức này mang ý nghĩa vô cùng lớn lao, đó như lời nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ về bổ phận hiếu hạnh không chỉ với nhà chồng mà còn phải hiếu hạnh cũng như chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, điều kiện công việc giữa hai gia đình. 

Lễ lại mặt là lúc đôi vợ chồng trẻ về thăm ba mẹ nhà vợ

Lễ lại mặt là lúc đôi vợ chồng trẻ về thăm ba mẹ 

Ngày nay nhà vợ với tùy hoàn cảnh, mong muốn của từng gia đình mà các nghi lễ sẽ có sự sắp xếp, tổ chức tối giản, phù hợp. Chỉ cần đó là sự thống nhất vui vẻ thuận tiện cho cả 2 bên gia đình thì đều đó luôn được xem là đúng đắn và trọn vẹn. Hiện tại lựa chọn một nhà hàng tiệc cưới để chiêu đãi khách mời luôn là giải pháp được nhiều cặp đôi lựa chọn.

Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Đừng bỏ qua những lưu ý này khi lựa chọn món ăn tiệc cưới
Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Làm thế nào để tổ chức hội nghị khách hàng ấn tượng nhất
Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Những điều cần biết khi tổ chức tiệc cưới mang phong cách Trung Hoa