Cưới

Những tranh cãi thường gặp cần tránh khi chuẩn bị đám cưới


Đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời của mỗi cặp đôi. Chuẩn bị đám cưới là một trải nghiệm tuyệt vời mà các cô dâu chú rể dồn nhiều tâm huyết để có được một hôn lễ hoàn hảo nhất. Thế nhưng quá trình chuẩn bị cho hôn lễ cũng là một giai đoạn căng thẳng, phát sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Chuyện tiền bạc

Với những cặp đôi chuẩn bị cưới, việc lên chi phí các hạng mục cần chi cho đám cưới chính là vấn đề đau đầu dễ gây mâu thuẫn nhất. Những chi phí có thể kể tên như tiệc cưới, váy cưới, chụp ảnh… là khoản mà cô dâu-chú rể có thể cân nhắc để tiết kiệm được. Nhưng ngoài những khoản phí có thể chỉ mặt đặt tên thì còn các loại tiền phát sinh vô danh như tiền điện thoại, xăng xe đi mời cưới, trang trí cổng hoa, xe cưới…

Danh sách những khoản chi luôn khiến các cặp đôi đau đầu

Cân đối chi phí cho đám cưới là luôn làm nản lòng thoái chí của các cặp đôi chuẩn bị bước sang ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, các cặp đôi hãy bình tĩnh ngồi xuống và thảo luận một cách cởi mở về sức chi trả của mỗi người trong đám cưới, những khoản được các thành viên gia đình cho thêm là bao nhiêu để có một ngân sách rõ ràng.

Ngoài ra, khi dự trù kinh phí đám cưới, hai bạn cũng nên để dôi ra khoảng 10-20% dành cho những khoản chi ngoài dự kiến “có thể chấp nhận được”.

Thủ tục cưới hỏi

Đối với các cô dâu chú rể cùng quê thì thường không có sự khác biệt về phong tục cưới hỏi. Tuy nhiên với những cặp đôi khác quê, sự lệch pha về văn hóa và nếp nghĩ vùng miền đôi khi lại gây ra những tranh luận gay gắt và mếch lòng đối phương.

Sự khác biệt về vùng miền dẫn đến những xung đột về thủ tục cưới hỏi

Chẳng hạn như theo phong tục cưới miền Nam, lên đèn là một nghi lễ bắt buộc còn miền Bắc thì không, hoặc mẹ chồng người Bắc không đi đón con dâu như trong Nam mà ngồi tại giường cưới đợi đón con dâu,…

Sự khác biệt về thủ tục cưới hỏi cần phải có sự trao đổi thẳng thắn cởi mở giữa hai bên gia đình để hiểu nhau và tìm giải pháp dung hòa. Cố gắng giải quyết trong ôn hòa, tránh nóng nảy và sử dụng những lời lẽ khó nghe.

Danh sách khách mời

Lên danh sách khách mời là điều cực kỳ phiền phức trước mỗi đám cưới. Việc lên danh sách khách mời sẽ liên quan đến số lượng bàn tiệc trong đám cưới, không gian và trang trí tiệc.

Cân nhắc kỹ danh sách khách mời

Ngoài danh sách những người họ hàng thân thích, bạn bè, đồng nghiệp, trong danh sách khách mời của cả hai đôi khi sẽ có vài cái tên xuất hiện với tư cách là người yêu cũ. Sự xuất hiện của nhân vật người yêu cũ có thể châm ngòi cho sự bằng mặt không bằng lòng ở cô dâu hoặc chú rể.

Với vấn đề này hai bạn nên trò chuyện, bàn bạc với nhau để cân nhắc sự xuất hiện của người cũ có ảnh hưởng gì đến không khí của bữa tiệc hay không. Và nếu quyết định mời người yêu cũ thì chồng/ vợ hãy tin tưởng quyết định đó và đảm bảo tiệc cưới sẽ là khoảnh khắc hạnh phúc hai người hướng đến cuộc sống tương lai chứ không phải là sự tiếc nuối về quá khứ khi nhìn thấy hình bóng của người đã từng yêu.

Lựa chọn nhạc cho đám cưới

Âm nhạc là điều không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc cưới, nó góp phần tạo không khí hân hoan, sôi động hứa hẹn cuộc sống viên mãn tràn ngập thanh sắc của cặp đôi mới cưới. Thế nhưng không phải cặp đôi nào cũng có chung sở thích về âm nhạc.

Bạn cần sự tư vấn của địa điểm tổ chức để chọn nhạc dung hợp sở thích của cả hai

Lúc này bạn cần có sự tư vấn từ nơi tổ chức tiệc để có biện pháp phối nhạc thích hợp làm dung hòa sở thích của cả hai.

Mâu thuẫn tiếng kẻng “ăn cơm”

Nhiều ông chồng tương lai quan niệm khi hai gia đình đã nói chuyện trầu cau đồng nghĩa với “ván đã đóng thuyền”, nên muốn cùng nửa kia trải nghiệm trước phút thăng hoa của cuộc sống hôn nhân. Thế nhưng nhiều nàng dâu với bản tính e thẹn và luôn trân trọng giây phút được mọi người công nhận là người một nhà với chú rể nên chưa sẵn lòng để “gạo nấu thành cơm”. 

Mâu thuẫn tiếng kẻng “ăn cơm” ảnh hưởng đến tình cảm của cặp đôi

Sự mâu thuẫn tiếng kẻng “ăn cơm” những tưởng không có gì đáng nói, nhưng có thể đó lại là đòn đánh mạnh vào tâm lý của cả cô dâu lẫn chú rể dẫn đến những tình huống nghi kị lẫn nhau

Những lúc này, cả hai cần một cái đầu lạnh để cùng giải quyết vấn đề. Thay vì cãi vã, hãy nhẹ nhàng cùng nhau đưa ra quyết định sáng suốt và tôn trọng lẫn nhau.

Áp lực, căng thẳng, sự thay đổi từ tình yêu đôi lứa sang tình yêu vợ chồng sẽ là điều mới mẻ nhưng cũng là thử thách cho cả hai người. Bạn và chàng sẽ gần gũi hơn, có trách nhiệm với nhau nhiều khi cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới, nhưng cũng từ đó phát hiện thêm về cá tính của nhau. Nếu không khéo ứng xử và tìm cách hòa hợp, các cặp đôi trong giai đoạn này dễ gặp các xung đột, thậm chí là chia tay nếu cư xử không khéo léo. Khi cùng nhau chuẩn bị đám cưới, nếu gặp tranh cãi hãy giảm bớt cái tôi cá nhân, lắng nghe và tìm giải pháp dung hòa sự khác biệt trên tin thần tôn trọng lẫn nhau.

Để giảm bớt các áp lực không cần thiết về cách tổ chức ra sao, các cặp đôi nên lựa chọn dịch vụ tổ chức tiệc cưới uy tín để có được những tư vấn chuẩn xác và tiết kiệm chi phí nhất nhé!

Trên đây là những mâu thuẫn mà các cặp đôi chuẩn bị cưới thường hay gặp phải. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được phương án tổ chức tiệc cưới cho mình thật phù hợp. Chúc các bạn luôn hạnh phúc!

Cưới
Trọn gói trang trí tiệc cưới lãng mạn bên bờ biển
Cưới
Tại sao tiệc cưới ngoài trời là sự lựa chọn hoàn hảo
Cưới
MỘT VÀI Ý TƯỞNG SẮP XẾP BÀN TIỆC TẠI NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI