Cưới

Mang gia vị độc đáo của các quốc gia Châu Á vào món ăn trong thực đơn tiệc cưới


Một món ăn hấp dẫn phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố chủ quan và khách quan, từ khâu chọn nguyên liệu tươi, sạch đến tay nghề chuyên môn của đầu bếp. Trong đó, gia vị là một thành phần vô cùng quan trọng đóng vai trò tạo nên hương vị bùng nổ trên đầu lưỡi người sành ăn. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức thú vị, hữu ích cũng như gợi ý cho bạn một số món ăn ngon trong thực đơn tiệc cưới để bạn có thể tham khảo nhé!

Ẩm thực Châu Á sử dụng các loại gia vị gì?

Ẩm thực Châu Á sử dụng các loại gia vị gì?

Khái niệm gia vị là gì?

Gia vị là yếu tố khiến vị các món ăn trở nên phong phú và có nguồn gốc từ 4 nhóm: thực vật, động vật, men vi sinh và vô cơ. Sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương sắc và màu sắc đặc trưng khác nhau nhằm kích thích khứu giác, thị giác cũng như vị trí người ăn. Từng loại gia vị cũng ẩn chứa nhiều tác dụng dược học, cực kỳ tốt cho sức khoẻ như chống viêm, kháng khuẩn, điều hoà đường huyết, cải thiện trí nhớ, giảm stress,… Không chỉ được sử dụng trong món ăn, một số loại gia vị còn được Đông y tin dùng chữa bệnh. Với hàng ngàn sự lựa chọn gia vị, để có thể làm được một món ngon, tinh tế lẫn hương vị hài hoà, hãy chắc rằng đầu bếp nhà hàng phải am hiểu chuyên sâu kiến thức của nhiều nền ẩm thực, tay nghề khéo léo, có thể kết hợp và làm trọn gia vị hơn cho món ăn.

>>> Gợi ý: Bí quyết chọn món ăn hấp dẫn cho thực đơn tiệc cưới 

Những loại gia vị phổ biến trong nền ẩm thực Châu Á 

Vị cay trong nền ẩm thực

Để có hương thơm nồng, vị kích thích, tê tái trên đầu lưỡi người ăn, ta không thể nào bỏ qua gia vị này. Trong 5 loại vị giác mà con người cảm nhận được (mặn, ngọt, chua, cay, đắng) thì cay chính là hương vị khiến chúng ta tăng khoái cảm khi ăn, nếu ăn cay được thì ăn đến nghiện. Vào thuở xa xưa, các món cay đã có mặt trong các món ăn hằng ngày của chúng ta. Theo thời gian, con người đã biết tận dụng vị cay và sáng tạo nên hàng ngàn công thức món cay đặc trưng theo khu vực, quốc gia và dần kiến tạo nên một nền ẩm thực hoàn chỉnh hiện nay. Một số nguyên liệu được sử dụng tạo vị cay rộng rãi như:

  • Ớt: Được biết đến hàm lượng chất dinh dưỡng cao và chế biến đa hình thức, một số vùng ở Trung Quốc như Tứ Xuyên, Trùng Khánh hoặc ẩm thực Hàn Quốc là nơi điển hình sử dụng ớt vào đa số các món ăn chủ đạo. Do một số nguyên nhân khách quan như địa hình núi trên cao và khí hậu lạnh hoặc nhiều độ ẩm, người dân chuộng ăn cay vì có thể làm ấm người, chống ẩm. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngoại lệ như Thái Lan – một nước mang khí hậu nhiệt đới cũng cực kỳ nổi tiếng với đa dạng các món cay trong nền ẩm thực quốc gia của mình. 

Đậu hủ Tứ Xuyên cực kỳ bắt cơm

Đậu hủ Tứ Xuyên cực kỳ bắt cơm

  • Tiêu: Cụ thể là tiêu đen, một trong những gia vị lâu đời không thể thiếu giúp tăng hương vị cho bất kỳ món ăn nào. Hàm lượng oxy hóa trong tiêu cao giúp bảo vệ cơ thể và được chứng nhận chống lại một số bệnh tật. Tiêu thường được ở dạng bột được xây mịn, đôi khi các đầu bếp cũng sẽ sử dụng nguyên hạt cho một số món ăn nhất định. Đây cũng là gia vị quen thuộc đối với các món Việt Nam, thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình.

  • Gừng: Thường xuyên xuất hiện trong các món ăn giúp ấm bụng vào mùa đông, mùa mưa như lẩu, súp hay các món hấp. Vị cay của gừng không tế tái khiến người ăn khó chịu như ớt, sự nóng và cay vừa phải của gừng giúp món ăn trở nên hài hoà. Gừng thường được kết hợp sử dụng với các nguyên liệu mang tính hàn như hải sản, cá hoặc thịt để khử mùi tanh, làm tăng hương vị cho các món kho, nướng và còn là một nguyên liệu làm bánh phổ biến. Ngoài ra, gừng còn có khả năng chữa bệnh cúm, hỗ trợ tiêu hoá và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Chanh và lá chanh

Ẩm thực Thái Lan sử dụng Lá chanh Thái và chanh Kaffir rất nhiều trong các món ăn nổi tiếng, món ăn bản địa. Đây là đặc sản của Thái Lan, có mùi hương đặc trưng và vị the the như lá chanh ta nhưng thơm nồng hơn giúp kích thích dịch vị cũng như khứu giác người ăn. Chanh còn được sử dụng phổ biến để khử tanh các loại thịt có chứa hàm lượng cao như bò, gà, lươn.

Tom Yum Goong đặc trưng trong món Thái

Tom Yum Goong đặc trưng trong món Thái

Xì dầu

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn khái niệm xì dầu và nước tương, thực tế xì dầu trong các món ăn Trung Hoa được lên men từ đầu trừu, tàu xì và tài vị yểu. Cụ thể có 2 dạng chính là xì dầu nhạt màu (xì dầu tươi) chủ yếu được dùng để ướp thực phẩm do có vị mặn đặc trưng và xì dầu sẫm màu (xì dầu để lâu) có kết cấu đặc, ngot hơn hơn một chút, thường được dùng để nấu ăn để bổ sung màu sắc và tạo mùi vị. 

Cá hấp xì dầu kiểu Hong Kong

Cá hấp xì dầu kiểu Hong Kong

Sốt tương đen

Sốt tương đen hay còn được gọi là tương ngọt, một loại nước chấm làm từ đậu lên men có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sốt này có vị mặn, ngọt hoặc được kết hợp một chút vị cay giúp món ăn trở nên đậm đà, bắt miệng và cuốn hút hơn. Xuất hiện trong món mì tương đen Hàn Quốc nổi tiếng, dùng làm để ướp xá xíu, nem rán hoặc món vịt quay Bắc Kinh trứ danh. Tương đen còn được sử dụng để chấm kèm các món chiên, hấp hoặc như tại Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp không ít hàng quán ăn kèm chấm thịt trong phở.

Vịt quay Bắc Kinh trứ danh

Vịt quay Bắc Kinh trứu danh

Sả 

Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mệnh danh cây thuốc nhân gian với nhiều dược tính nổi bật, sả có lẽ là nguyên liệu phổ biến trong nền ẩm thực Việt. Ta có thể thấy sả thường được xuất hiện trong các món hải sản nhằm khử vị tanh, tăng sự tươi ngon hoặc nổi bật với vị cay, tính ấm thêm vị đậm đà cho các món kho, món nướng hoặc món cầy. Lựa chọn các món ăn kết hợp với sả sẽ hấp dẫn thực khách với mùi hương thoang thoảng đặc trưng.

Nghêu hấp sả Việt Nam quen thuộc

Nghêu hấp sả Việt Nam quen thuộc

Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn những kiến thức hay ho, cũng như mong bạn có thể tham khảo lựa chọn cho mình được một số món ăn phù hợp với khẩu vị, sở thích của mình để mang đến cho quan khách trải nghiệm dùng món thăng hoa, ấn tượng khó phai nhé!

>>> Xem thêm: Gợi ý các món ăn xịn sò cho thực đơn tiệc cưới

Cưới
Cách cảm ơn ý nghĩa tới những khách mời sau đám cưới
Cưới
Lựa chọn thực đơn tiệc cưới miền Nam cần có những gì?
Cưới
Có nên tổ chức tiệc cưới ngoài trời hay không?